Hướng dẫn cách cứu kit, cứu chip, khắc phục lỗi không nạp được của các dòng chip và kit TIVA C, STM32F4, STM32F1,….
Trong quá trình làm với 2 chip của hãng này đã không ít lần bạn gặp lỗi không nạp được chip, tưởng chip của mình đã ra đi, nhưng không, nếu bạn chịu khó dùng thủ thuật sau thì sẽ có thể cứu sống được chip cũng như bộ kit của bạn 1 cách nhanh chóng, tiết kiệm được bao nhiêu tiền, lại còn đỡ phải mua kit mới. Phương châm là “Còn phát hiện được chip là còn cứu được”, mình cũng đã từng mất khá nhiều thời gian cho vụ này nên hướng dẫn lại cho các bạn chưa biết hoặc gặp lỗi tương tự cách để khắc phục luôn cho nhanh chóng.
STM32
Lỗi driver
Các bạn check giúp mình driver nhận được phải là như hình dưới nhé
Nếu bị lỗi dấu chấm than bạn có thể tải driver của stlink tại đây để khắc phục
Lỗi can not connect to target
Lỗi can not connect to target ! Please select “Connect Under Reset” mode from Target->Settings menu and try again
Cách khắc phục
- Bước 1: Tải tool ST-Link Utility sau đó ấn vào nút Connect (khoanh đỏ)
Nếu ST-Link trên kit của bạn không bị hỏng thì bỏ qua bước 2 và bước 3
- Bước 2: Gỡ 2 jump ở chân CN3 ra
- Bước 3: Nối chân 3.3V – chân 2 CN2, GND – chân 3 CN2, RESET – chân 5 CN2, SWCLK-PA14, SWDIO-PA13
- Bước 4: Mở ST-link utility, connect dưới Mode Connect Under Reset. Vào Target chọn setting sau đó chọn Connect under reset, sau đó ấn lại nút Connect và phối hợp ấn và thả nút reset đồng thời, nếu ok sẽ hiện lên bảng địa chỉ và kết nối bình thường, nếu có hiện lỗi device not connect thì cũng cứ thử lại vài lần là được
- Bước 5: Ấn nút Connect, sau đó phối hợp ấn và thả nút reset ra, nếu ok sẽ hiện lên bảng địa chỉ và kết nối bình thường, nếu có hiện lỗi device not connect thì cũng cứ thử lại vài lần là được
- Bước 6: Ấn biểu tượng full chip erase -> ok, lưu ý nếu chọn target erase chip nhiều khi sẽ bị lỗi Error occured during flash mass erase! và lỗi Elf Loader could not be transfered to device. 2 lỗi này cực khó chịu, sẽ làm device not connect liên tục
Chờ xóa chip, nếu trong quá trình xóa nó bị đơ hoặc không xóa hết thì tắt phần mềm đi và làm lại
Lưu ý: chỉ cần có tín hiệu kết nối hoặc thông số về chip là hầu như là cứu sống được hết sau khi flash Với kit F4 còn nguyên vẹn không hư mạch nạp thì bỏ qua bước 1 và 2
Lỗi nạp CubeMX
Lỗi nạp CubeMX xong không nạp được nữa
Cách khắc phục: vào Peripherals -> SYS ->Debug cbỏ tick debug serial wire, lỗi này thường rất hay xảy ra khi sử dụng chip STM32F1, nó sẽ khóa chip làm bạn không nạp được, thường xảy ra khi bạn cấu hình bằng CubeMX, cách khắc phục là vào Cube chọn phần tab sys xổ ra chọn vô debug bằng jtag hay swd, lúc này nó sẽ mở các chân nạp ra, bình thường ko cấu hình cube nó sẽ lock các chân nạp thành IO bình thường.
Lỗi Flash fail
Lỗi Keil – “can’t load flash device description” , Flash Download fail Cortex-M3
Khắc phục bằng cách add Programming Algorithm trong Option-> Debug->Setting ST Link Debugger -> Flash Download
TIVA(Texas Instrument)
Lỗi thiếu driver
Hình dưới là driver cài hoạt động bình thường
Nếu không nhận driver bạn có thể tải ở đây để khắc phục
Lỗi không nạp được chip
Cách cứu mạch TIVA bị lỗi không nạp được chip (Flash Download Failed), “Could not initialize target device! Please power cycle the board and try again.” “Error: Flash download failed – Target DLL has been cancelled.”
- Tải tool LM flash programmer
- Mở LM Flash Programmer, chuyển sang thẻ Other Utilities. Mục Debug Port Unlock, các bạn tick chọn Tempest and Firestorm Classes và nhấn Unlock sau đó ấn Yes
- Nhấn giữ nút RESET trên board mạch của mình và đồng thời nhấn nút OK khi có thông báo hold reset
- Thả nút RESET ra và ấn ok khi có thông báo release
- Nhận thông báo hồi sinh kit
Tạm kết
Mình đã tổng hợp một số lỗi thường gặp, hi vọng các bạn có thể khắc phục được lỗi của mình, nếu bạn còn gặp lỗi nào khác có thể comment bên dưới, hi vọng sẽ giúp được các bạn phần nào đó